Migomik

Thành phần:
Chỉ định:
Liều lượng – Cách dùng
Chống chỉ định:
– Đã biết bị quá mẫn cảm với các dẫn xuất của nấm cựa gà.
– Nhóm macrolide (ngoại trừ spiramycine), sumatriptan : xem phần Tương tác thuốc.
Tương đối :
Bromocriptine (xem phần Tương tác thuốc).
Phụ nữ đang cho con bú (xem phần Lúc có thai và Lúc nuôi con bú).
Tương tác thuốc:
– Nhóm macrolide (tất cả ngoại trừ spiramycine) ; do suy từ érythromycine, josamycine và clarithromycine : có thể gây các triệu chứng ngộ độc ergotine với khả năng gây hoại tử đầu chi (do làm giảm sự đào thải các alcaloide của nấm cựa gà ở gan).
– Sumatriptan : trên lý thuyết có thể làm tăng nguy cơ gây co thắt mạch vành. Cần phải giữ một thời hạn là 24 giờ từ lúc ngưng dùng dihydroergotamine cho tới lúc dùng sumatriptan. Tương tự, chỉ dùng thuốc này cách 6 giờ sau khi dùng sumatriptan.
Không nên phối hơp :
– Bromocriptine : có thể gây co mạch và/hoặc gây cơn cao huyết áp kịch phát.
Tác dụng phụ:
Chú ý đề phòng:
Thận trong khi sử dụng trong trường hơp bệnh nhân bị suy gan nặng hay suy thận nặng mà không đươc làm thẩm tách.
Cần tăng cường theo dõi trong trường hơp bệnh nhân có tiền sử bệnh lý động mạch.
LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ
Lúc có thai :
Các kết quả nghiên cứu đươc thực hiện trên động vật không cho thấy thuốc có tác động gây quái thai, do đó thuốc không thể gây dị tật cho bào thai khi sử dụng cho người. Trên thực tế, cho đến nay, các chất gây dị tật bào thai khi dùng cho người đều là những chất gây quái thai khi sử dụng cho động vật trong những công trình nghiên cứu đươc thực hiện trên cả hai loài.
Hiện nay còn thiếu các số liệu thỏa đáng để đánh giá tác dụng gây dị tật bào thai hay độc tính trên phôi của dihydroergotamine khi sử dụng trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết nếu dùng liều cao có thể gây tăng co bóp tử cung.
Do đó nên thận trong tránh sử dụng dihydroergotamine trong thời gian mang thai.
Lúc nuôi con bú :
Do thiếu số liệu về sự bài tiết của thuốc qua sữa mẹ, không sử dụng thuốc này nếu muốn cho con bú mẹ.
Thông tin thành phần Dihydroergotamin mesylat
Dihydroergotamine có các đặc tính chủ yếu như sau:
– Trên hệ thống động mạch cảnh ngoài sọ não, thuốc có tác động chủ vận từng phần (kích thích), nhất là trên các thụ thể serotoninergic.
– Thuốc có tác động chủ vận từng phần trên các thụ thể alfa-adrenergic của mạch máu, tác động này rất được ghi nhận trên tuần hoàn tĩnh mạch; người ta đã chứng minh rằng tác dụng gây co mạch có thể có liên quan một phần đến sự tổng hợp một chất được gọi là “prostaglandine-like”
Khi dùng liều cao, dihydroergotamine có tác động như một chất gây phong bế các thụ thể alfa-adrenergic và serotoninergic.
– Phân bố: Thuốc có ái lực cao với mô.Dihydroergotamin liên kết với protein huyết tương 93%. Thể tích phân bố biểu kiến 30L/kg.
– Thải trừ: Thuốc được đào thải chủ yếu qua mật và qua phân. Thải trừ qua nước tiểu cả chất ban đầu và chất chuyển hoá khoảng 10% nếu tiêm tĩnh mạch và 1-3% nếu uống.
– Trong giảm huyết áp thế đứng, dihydroergotamin có tác dụng chọn lọc gây co mạch các mạch chứa(tĩnh mạch, tiểu tĩnh mạch) mà hầu như không có tác dụng đến các mạch cản( động mạch, tiểu động mạch). Tăng trương lực tĩnh mạch dẫn tới phân lại máu,do đó sẽ tăng ngăn tích máu quá nhiều ở tĩnh mạch.
– Trong bệnh đau nửa đầu, dihdroergotamin có tác dụng bù lại mức thiếu serotonin trong huyết tương. Do kích thích tấc dụng của serotonin nên đã chống lại mất trương lực của hệ mạch ngoài sọ, đặc biệt là hệ mạch cảnh đã bị giãn. Để điều trị cơn đau nửa đầu nên tiêm dihydroergotamin có tác dụng nhanh. Để phòng ngừa cơn đau nửa đầu, nên dùng viên uống kéo dài, để ổn định trương lực hệ mạch ngoài sọ.
– Cải thiện các triệu chứng có liên quan đến suy tĩnh mạch bạch huyết (chân nặng, đau, khó chịu khi mới bắt đầu nằm).
– Ðược đề nghị trong điều trị chứng hạ huyết áp tư thế.
– Các rối loạn xảy ra trong điều trị với thuốc an thần và hưng phấn.
– Điều trị hạ huyết áp do tư thế: người lớn uống 4- 30 mg/ngày chia làm nhiều lần. Thường uống 3mg(1 viên), ngày chia 3 lần, uống ngay trước bữa ăn.
– Ðã biết bị quá mẫn cảm với các dẫn xuất của nấm cựa gà.
– Nhóm macrolid (ngoại trừ spiramycine), sumatriptan: xem phần Tương tác thuốc.
Tương đối:
Bromocriptine (xem phần Tương tác thuốc).
Phụ nữ đang cho con bú (xem phần Lúc có thai và Lúc nuôi con bú).